hit-vi

Tên đăng nhập:

Mật khẩu:

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một trong số những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh trưởng của gà. bệnh này thường xuất hiện thành từng đợt dịch và lây lan nhanh ra cả đàn. Vì vậy mọi người cần biết cách phòng bệnh để hạn chế tối đa những tổn thất. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin có liên quan đến bệnh ký sinh trùng đường máu. Đồng thời chia sẻ cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến

  • Ký sinh trùng đường máu do một loại đơn bào ký sinh trong máu gây ra. Theo thống kê, loại ký sinh này có khả năng gây bệnh ở hơn 100 loại gia cầm, chim và thuỷ câm. Đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh này là thông qua tuyến nước bọt của vật chủ trung gian như dĩn, muỗi,...Khi bị đốt, các đơn bào của ký sinh trùng sẽ truyền trực tiếp vào máu của chúng. Đơn bào này dần dần phát triển, trở thành ký sinh trùng trong hồng cầu. Do có khả năng sinh sản vô tính, ký sinh trùng sẽ phá huỷ hồng cầu và bạch cầu. Sau đó tiếp tục di chuyển tới các cơ quan nội tạng khác, gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm.
  •  Nguyên nhân chính gây nên bệnh ký sinh trùng đường máu thường gặp ở gà

    Nguyên nhân chính gây nên bệnh ký sinh trùng đường máu thường gặp ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu gây ra những hậu quả gì

Có 2 lý do khiến bệnh ký sinh trùng đường màu này trở thành một căn bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn. Bao gồm:

  • Tại Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các chủ trung gian có thể gây bệnh. Đặc biệt ở những mùa mưa ẩm ướt, các sư kê phải xác định sống chung với bệnh ký sinh trùng đường máu bởi rất khó có thể tiêu diệt và kiểm soát được các vật chủ trung gian
  • Khi mắc bệnh thiệt hại có thể vô cùng nghiêm trọng bởi có thể nhìn rõ được tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ chết,...ở gà. Hậu quả có thể kéo dài về sau khi làm giảm trọng lượng cơ thể, thiếu máu, suy nhiễm hệ miễn dịch, bội nhiễm ở cơ thể gà…

Các triệu chứng và bệnh tích bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

  • Thời gian ủ bệnh của gà thường kéo dài từ 7 đến 12 ngày. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng của chủng ký sinh có trong cơ thể gà. Ban đầu, gà sẽ có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, mệt mỏi, sốt cao, thậm chí mào tím tái nhợt, trắng bệch. Bệnh ký sinh trùng đường màu nặng có thể khiến gà mất cân bằng, thiếu máu và thường xuyên thở nhanh, khó thở. Kèm theo đó là những triệu chứng tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá, nhớ, lẫn với máu từ ruột. Tỷ lệ gà bị triệu chứng chảy máu mồm cũng tăng dần theo mức độ bệnh.
  • Bệnh tích thường gặp khi gà bị ký sinh trùng đường máu bao gồm: Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà gây xuất hiện ở nhiều cơ quan nội tạng như buồng trứng, tuỵ, gan, thận,... Xuất hiện lấm tấm ở dưới da, cơ đùi, cơ ngực, cánh và chân. Khi có vết thương ngoài da gây chảy máu, máu loãng, khó đông hoặc không đông. Gà xuất huyết phổi, có tình trạng tụ máu ở khoang bụng.  Lách và gan sưng to, có mụn mủ, dễ vỡ.

 

Triệu chứng dễ nhận diện của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Triệu chứng dễ nhận diện của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Quy trình điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Để điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Ngăn chặn sự tiếp xúc giữa vật chủ trung gian với đàn gà bằng cách: Phát quang, vệ sinh sạch sẽ khu vực sống của gà nhằm không cho côn trùng có điều kiện trú ngụ. Ngoài ra, bạn cũng có thể phun thuốc tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi để ngăn chặn mầm bệnh phát triển. Tích cực dùng thuốc diệt côn trùng và muỗi xung quanh khu vực chuồng trại, thường xuyên thay thế chất độn chuồng mới.
  • Bước 2: Sử dụng các loại thuộc đặc trị, tiêu diệt mầm bệnh kết hợp với thuốc tăng cường sức đề kháng. Mọi người nên ưu tiên sử dụng những loại thuốc có thành phần Sulfamonomethoxine hoặc một số nhóm Sulfa khác để điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Trộn loại thuốc này với thức ăn cho cả đàn liên tục trong 3 đến 5 ngày, kết hợp với sử dụng vitamin, thuốc điện giải, gan thận,...
  • Bước 3: Sau khi điều trị khỏi, mọi người vẫn cần tiến hành phòng bệnh lâu dài cho toàn trại. Các chủ chuồng trại nên trộn Sulfa vào thức ăn của gà với liều lượng phòng bệnh, liên tục trong 5 đến 7 ngày. Sau đó nghỉ 3 đến 5 ngày rồi mới tiếp tục áp dụng liệu trình trên, đặc biệt trong mùa mưa gió, ẩm thấp. Song song với việc đó, bạn cần kết hợp với một số loại thuốc bổ gan, thận để tăng cường hiệu quả của loại thuốc phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hơn.

 

Hướng dẫn điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu

Hướng dẫn điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu

Kết luận

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng thường gặp ở bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Đặc biệt là những biện pháp điều trị, hạn chế ảnh hưởng của căn bệnh nguy hiểm này. Hy vọng bạn sẽ bỏ túi được một số kiến thức quan trọng, vận dụng vào thực tế tình trạng gà của mình. Trân trọng!