hit-vi

Tên đăng nhập:

Mật khẩu:

Gà bị sưng khớp chân là một căn bệnh không hề hiếm gặp loại bệnh này do vi khuẩn Mycoplasma Synoviae gây ra. Bình thường nếu không để ý kỹ thì người chăn nuôi rất khó có thể phát hiện gà của mình bị mắc bệnh này do đó gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Vậy trong bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về bệnh gà bị sưng khớp chân, nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị để có thể có hướng giải quyết đúng đắn khi gà của mình mắc phải căn bệnh này nhé.

Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh sưng khớp chân

Bệnh sưng khớp chân hay còn gọi là viêm khớp chân đây là một loại bệnh khá phổ biến ở gà. Khi mắc bệnh này gà đi lại sẽ rất khó khăn vì vùng đầu gối bị sưng to nếu không chữa trị kịp thời thì khả năng cao gà sẽ chết vì khả năng đi lại kém, khó tìm nguồn thức ăn lúc đó sức lực dần suy kiệt và gà sẽ chết.

Nguyên nhân khiến cho gà mắc phải căn bệnh này đó là do nó đã từng mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm chẳng hạn như:Bệnh CRD, bệnh gout. bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh gumboro, bệnh tụ cầu khuẩn, bệnh ký sinh trùng máu, bệnh E.coli,….

Với mỗi một nguyên nhân cụ thể chúng ta sẽ có một hướng điều trị cụ thể khác nhau cho gà. Vì vậy nếu gà bị sưng khớp chân thì trước tiên mọi người nên tìm hiểu đúng và kỹ nguyên nhân gây ra bệnh để có thể tìm được hướng điều trị nhanh chóng và đạt hiệu quả nhất. Đặc biệt là gà đá nếu không điều trị được căn bệnh này thì khả năng đá của nó hầu như là không còn.

 

Nguyên nào khiến cho gà bị mắc bệnh sưng khớp chân

Nguyên nào khiến cho gà bị mắc bệnh sưng khớp chân

Dấu hiệu nhận biết gà bị sưng khớp chân

Để nhận biết được gà bị sưng khớp chân hay không người ta sẽ quan sát và dựa vào cả 2 dấu hiệu là bên trong và bên ngoài:

Dấu hiệu bên ngoài

  • Mồng gà có màu sắc nhợt nhạt, lông xù và phát triển rất chậm
  • Khớp khuỷu chân thấy có tình trạng sưng đặc biệt là vùng đệm chân

Đây là những dấu hiệu rất rõ khi gà đã mắc bệnh được nhiều ngày. Đối với những ngày đầu có thể gà vẫn ăn uống bình thường và không có biểu hiện tuy nhiên đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng và hướng điều trị trở nên khó khăn hơn. Đối với những con gà mắc bệnh viêm khớp chân qua đường hô hấp thì trên phổi của chúng sẽ xuất hiện những âm rale nhẹ và những ngày đầu không có triệu chứng.

 

Biểu hiện bên ngoài khi gà mắc bệnh sưng khớp chân

Biểu hiện bên ngoài khi gà mắc bệnh sưng khớp chân

Dấu hiệu bên trong

Khi gà bị sưng khớp chân thì bao hoạt dịch ở chân của chúng sẽ chứa các chất nhầy màu xám những chất này bám đầy màng dịch ở vùng vỏ gân và khớp. Chính điều này đã khiến cho chân gà sưng to và khó đi lại. Và một đặc điểm bên trong nữa đó là các khớp háng và khớp vai của gà sẽ mỏng và rỗ dần theo thời gian.

Điều trị cho gà bị sưng khớp chân

Theo nhiều nghiên cứu và thực tế đã sử dụng thì người ta thường sử dụng thuốc kháng sinh để có thể điều trị bệnh gà bị sưng khớp chân. Mọi người có thể tham khảo loại thuốc và liều lượng như sau:

  • Sử dụng thuốc ENROFLOXACIN hoặc là DOXYCYCLINE + TYLOSIN 1 lần trong 1 ngày. Tiếp tục sử dụng liên tục thuốc này trong thời gian khoảng 1 tuần thì bệnh sưng khớp của gà sẽ giảm dần và khỏi.
  • Sử dụng chất điện giải là Glucose và vitamin tổng hợp cho gà bằng cách trộn đều vào thức ăn và nước uống. Cứ sử dụng như vậy liên tiếp trong vòng từ 3 đến 5 ngày để có kết quả tốt nhất. Lưu ý mọi người cần phải vệ sinh và sát trùng chuồng trại thường xuyên.
  • Hoặc có thể sử dụng thuốc TYLOVET bằng cách pha chúng vào nước uống của gà, tỷ lệ pha là 1-1,2g/ lít nước cứ sử dụng như vậy liên tục trong 3-5 ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Ngoài ra người nuôi cũng có thể sử dụng thêm ORESOL-GLUCOSE cho gà uống để tăng thêm điện giải và sức đề kháng cho gà của mình.

 

Có hướng điều trị đúng để giảm thiểu thiệt hại khi gà mắc bệnh

Có hướng điều trị đúng để giảm thiểu thiệt hại khi gà mắc bệnh

Phòng bệnh gà bị sưng khớp chân như thế nào cho đúng

Để giảm thiểu tình trạng gà mắc bệnh gà bị sưng khớp chân thì mọi người có thể thực hiện các biện pháp như sau:

  • Thường xuyên, đều đặn vệ sinh chuồng trại để giảm thiểu tình trạng các vi khuẩn, virus gây bệnh lây lan
  • Cho gà tiêm vacxin phòng bệnh ngay cả khi chưa mắc bệnh
  • Thực hiện các xét nghiệm cho gia cầm thường xuyên và định kỳ để phát hiện sớm bệnh đặc biệt là các hộ chăn nuôi nhiều
  • Luôn giám sát và để ý đàn gia cầm của mình khi thấy biểu hiện lạ phải có biện pháp xử lý ngay
  • Cho gà bổ sung các loại vitamin, điện giải thường xuyên để gà có sức khỏe tốt ngay cả khi mắc bệnh cũng sẽ nhanh khỏi hơn
  • Có kiến thức tốt về chăn nuôi

Kết luận

Gà bị sưng khớp chân là một loại bệnh không hề hiếm gặp nhưng nếu để tình trạng bệnh trở nên nặng và lan rộng khắp cả đàn gia cầm thì chắc chắn thiệt hại cho chủ trang trại là rất lớn. Chính vì vậy hãy luôn học hỏi để có kiến thức chăn nuôi thật tốt sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra.